Kỹ Thuật Nuôi Tôm Nước Ngọt và các loại tôm khác

Tôm Nước Ngọt

Nuôi tôm nước ngọt đang trở thành nghề phát triển trọng điểm tại Việt Nam với mức lợi nhuận cao ngất ngưởng.  Tuy nhiên để có thể cạnh tranh công bằng được với các giống tôm nổi tiếng khác trên thị trường thì yêu cầu người nuôi tôm phải nắm được kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt thượng hạng cũng như biết cách chăm sóc tôm một cách tốt nhất. Thông tin dưới đây từ Vương Quốc Tôm có lẽ sẽ giúp cho bà con hiểu rõ hơn phần nào về kỹ thuật này.

Kỹ Thuật Nuôi Tôm Nước Ngọt

Nuôi tôm nước ngọt cần lưu ý gì?

Khi nuôi tôm nước ngọt, có một số lưu ý quan trọng cần phải cân nhắc để đảm bảo sức khỏe và tăng trưởng tối đa cho tôm. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi nuôi tôm nước ngọt:

  1. Điều chỉnh độ pH của nước: Độ pH của nước phải nằm trong khoảng từ 7,0 đến 8,5 để đảm bảo sức khỏe của tôm.
  2. Cung cấp nước sạch và đủ oxy: Tôm cần nước sạch và đủ oxy để hô hấp. Vì vậy, hệ thống lọc nước và bơm oxy là rất quan trọng trong nuôi tôm.
  3. Điều chỉnh nhiệt độ nước: Tôm nước ngọt thích nghi với nhiệt độ nước khoảng 28-30 độ C. Vì vậy, nhiệt độ của nước cũng rất quan trọng trong việc nuôi tôm.
  4. Chọn giống tôm phù hợp: Có nhiều giống tôm khác nhau được sử dụng để nuôi tôm nước ngọt, vì vậy, bạn nên chọn giống tôm phù hợp với điều kiện nuôi và mục đích kinh doanh.
  5. Cung cấp thức ăn đầy đủ và đúng cách: Tôm cần được cung cấp thức ăn đầy đủ và đúng cách để đảm bảo tăng trưởng và sức khỏe.
  6. Kiểm soát mật độ nuôi: Mật độ nuôi tôm phải được kiểm soát để đảm bảo tôm có đủ không gian để sinh hoạt và phát triển.
  7. Kiểm soát bệnh tật: Các bệnh tật trong nuôi tôm có thể gây ra tổn thất lớn cho nhà nuôi, vì vậy, kiểm soát bệnh tật là rất quan trọng.
Xem thêm:   HOA HẬU THU HOÀI - Người Phụ Nữ Thời Xinh Đẹp Giỏi Giang

Kỹ thuật nuôi các loại tôm nước ngọt 

Kỹ Thuật Nuôi Tôm Hùm Nước Ngọt

  • Chuẩn bị một ao đảm bảo được hết các điều kiện: Bề mặt của ao nuôi không được lớn, phù hợp với 1 cho đến khoảng 2 mẫu nước, độ sâu của đáy từ 1 đến 1,5 mét, có hệ thống thoát nước hàng ngày và hệ thống sục khí thật hoàn hảo, đáy ao phải có độ dốc, các cơ sở hệ thống chống thoát nước phải luôn luôn ổn định. Trước khi thả tôm giống xuống, mọi người nhất định phải dọn sạch ao, khử trùng dùng từ 150 đến 200kg vôi sống trên mỗi một mẫu nước 
  • Cho tôm ăn: Lượng thức ăn cho ăn là khoảng 6 đến 8% trọng lượng của cá thể tôm, chia ra thành 2 buổi ăn (buổi sáng và buổi tối).

Kỹ Thuật Nuôi Tôm Càng Xanh Nước Ngọt

  • Chuẩn bị một ao đất để nuôi tôm càng xanh: Ao nuôi phải có hình chữ nhật, Bờ ao cần có sự chắc chắn, không rò rỉ nước. Ao đất cần được cải tạo lại thường xuyên, hay đi sửa bờ, kiểm tra cống thoát nước, xả cạn nước, loại bỏ các loại động vật như cua, rắn, cá, và tôm tạp,… Vị trí làm ao nuôi tôm cần phải có nguồn nước ngọt chảy xuyên suốt quanh năm, nước không hề bị ô nhiễm
  • Lắp đặt một hệ thống quạt nước cho ao nuôi tôm của mình.
  • Tiến hành bón vôi vào ao sau đó mới tiếp tục bón phân cho ao nuôi.
  • Cấp nước đã qua xử lý cho vào ao nuôi tôm.
  • Lựa chọn tôm giống: cá thể tôm phải khỏe mạnh, đều kích cỡ, không bị nhiễm bệnh gì hết.
Xem thêm:   Bật Mí 10 Món Ngon Từ Tôm Thẻ Hao Cơm Ngon Số Dách 

Tôm Nước Ngọt

Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú Nước Ngọt

  • Chuẩn bị ao để nuôi tôm
  • Xử lý nước ở trong ao nuôi tôm: có thể dùng một số loại thuốc tím hòa tan vào nguồn nước sau đó để trong vòng 3 ngày để sát trùng ao. Tiếp đó ao nuôi cần có được nguồn cấp nước từ ao chứa thông qua thật nhiều lớp vải lọc để đảm bảo một điều rằng nước hoàn toàn sạch và không hề có chứa bất cứ động vật trung gian mang mầm bệnh nào.
  • Bón men vi sinh mà đã được mọi người ủ lên men, mở quạt nước chạy trong ao nuôi ngay từ đầu để có thể làm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hệ sinh vật phù du có ở trong ao.
  • Thả giống tôm phải thật sự chất lượng tốt để đảm bảo tôm sạch bệnh trước khi thả vào ao nuôi.
  • Quản lý việc chăm sóc cá thể tôm: Sau khi đã thả tôm xuống ao bà con cần phải bắt đầu cho tôm ăn và xác định được liều lượng thức ăn hợp lý.

Kỹ Thuật Nuôi Tôm Nước Ngọt Và Các Loại Tôm Khác 1

Kỹ Thuật Nuôi Tôm Cảnh Nước Ngọt

  • Chuẩn bị một cái ao nuôi tôm: Nhiệt độ: từ 20 – 30oC, Độ pH: chỉ cần từ 6.5 – 8.2 đã đủ. Nên sử dụng thêm bộ lọc trong hồ để cung cấp lượng oxy cần thiết cho tôm. Thay nước 1 cho đến khoảng 2 lần trên tuần. Mỗi lần thay chỉ từ 30 đến 50% thể tích nước có ở trong hồ.Nước phải đảm bảo sự sạch cần thiết, và đã khử Clo.
  • Chọn giống tôm cảnh theo nhu cầu của thị trường hiện tại.
  • Thức ăn cho tôm cảnh bao gồm: rong rêu, bắp cải đã luộc sẵn, cây thủy sinh, rùm chỉ, cá nhỏ, lá bàng khô,… ngoài ra bà con vẫn có thể bổ sung thêm một vài thức ăn khô dạng viên đang được ở bán trên thị trường.
Xem thêm:   Không biết nấm tuyết nấu món gì ngon thì xem ngay 10 món sau

Kỹ Thuật Nuôi Tôm Nước Ngọt Và Các Loại Tôm Khác 2

Kỹ Thuật Nuôi Tôm Đất Nước Ngọt

  • Chuẩn bị một cái ao dành riêng nuôi tôm nước ngọt: Ao nuôi thì chúng ta nên dùng loại ao nổi lót bạt loại từ nhỏ cho đến vừa. Vì ao lót bạt nó giúp cho chống thất thoát rò rỉ nước một cách tuyệt đối, ao càng nhỏ càng dễ đi pha, hòa nước ót với lại nước ngọt.
  • Chạy máy quạt liên tục giúp cung cấp Oxy và thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của loài sinh vật phù du.
  • Cần chọn tôm giống phù hợp với môi trường nước ngọt.
  • Cho tôm ăn ít nhất một ngày 4 lần và cho ăn vào các giờ ; 7h, 12h, 17h, 21h, đảm bảo đầy đủ tất cả các khoáng chất và vitamin C để giúp các cá thể thể tôm tăng sức đề kháng
  • Quản lý được môi trường nước nuôi tôm một cách thường xuyên.